common.loading

Nguyễn Khoa Toàn họa sĩ của ánh sáng

Nguyễn Khoa Toàn không chỉ là một họa sĩ tài hoa, ông còn là một nhà ngoại giao.

Nguyễn Khoa Toàn lớn lên trong một gia đình gia giáo, được học hành đến nơi đến chốn. Năm 1923, ông tốt nghiệp ngành sư phạm, sau đó vì có năng khiếu vẽ nên sang Paris học chuyên ngành họa tại trường hội họa Fontainebleau. Ông được các giáo sư danh tiếng hướng dẫn, trong đó có giáo sư giám đốc trường là Jean Despujols.

Năm 1933, ông dự một cuộc thi quốc tế và đoạt giải Mỹ thuật trang trí Paris. Họa sĩ cũng từng tham dự những cuộc triển lãm tranh trong và ngoài nước như ở Ðông Kinh - Nhật năm 1944, Thái Lan 1955 hay triển lãm quốc gia (1957) với hơn 60 tác phẩm tại phòng thông tin Sài Gòn, gây được tiếng vang sâu rộng trong giới hội họa.

Năm 1949, Nguyễn Khoa Toàn mở cuộc trưng bày cá nhân tại biệt điện ở Hà Nội. Trong một thời gian ngắn, ông đã đảm nhận chức TBức tranh Thiếu nữ của họa sĩ Nguyễn Khoa Toànham tri Bộ Học, sau làm Tá lý Thị Lang Tham tri Bộ Lại, rồi tới chức Tổng trưởng Bộ Giáo dục và Nghi lễ thời vua Bảo Ðại trong nội các của Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân. Từ 1951-1955, Nguyễn Khoa Toàn làm Ðại sứ tại Bangkok, Thái Lan.

Họa sĩ sử dụng nhiều chất liệu trong hội họa: sơn dầu, phấn tiên, thủy họa (aquarelle), thủy mặc..., phong cách Ðông Tây đều nhuần nhuyễn, đề tài đa số là chân dung, cảnh đồng quê, dân dã, có thể kể đến một số tác phẩm như L’Exode 1954, Niềm vui của mẹ, Ðêm Trung Thu, Mai Hương, Bình minh, Vọng phu, Trầm tư, Hồ Than Thở Ðà Lạt (Bộ Giáo dục mua), Nắng mới trong hói (Chính phủ mua).

Nhiều nhà phê bình đã cùng tặng ông danh hiệu “Nhà họa sĩ của ánh sáng”. Có lẽ ông là họa sĩ đầu tiên đã miêu tả cái không khí đặc biệt của xứ sở, cảnh trí đơn giản, đường nét tiết kiệm nhưng đã khéo lột tả hết những cảnh nên thơ của quê hương, nhất là Huế.

Ông mất năm 1965, để lại sự nghiệp lớn trong làng hội họa.

LM Giuse Nguyễn Hữu Triết

Báo Công giáo & Dân tộc