Các loại "Tên" trong gia phả

Pháp Danh là  tên gọi do người Phật tử thọ trì sau khi quy y Phật Giáo, còn gọi là Pháp Hiệu.

Tên thánh (hoặc Tên rửa tội) là tên của mỗi cá nhân chọn khi nhận nghi thức rửa tội (Thanh Tẩy) trong một số giáo hội Kitô giáo

Tên húy hay Ttục danh, tên thật là một trong những tên gọi của con người trong nền văn hóa Á Đông, được cha mẹ đặt cho từ khi còn nhỏ. Trong các nền văn hóa Á Đông thời phong kiến, có tư tưởng cho rằng tên húy có liên hệ với linh hồn, vì vậy dùng tên húy cần có yêu cầu nhất định cùng cấm kỵ. Ngoài việc dùng húy để gọi người khác, người ta còn sử dụng Tên tự. Người trưởng thành sẽ dùng Tên tự để thay thế Tên húy.

Tên tự hay Tên chữ, gọi tắt là Tự, là phép đặt tên cho người trưởng thành theo quan niệm Nho giáo. Ngoài tên huý, đến khi tròn 20 tuổi thì mỗi người được đặt thêm một tên mới gọi là Tên tự. Lúc này, Tên huý chỉ có bản thân hoặc người thân lớn tuổi gọi;

Tên hiệu  là tên mà trí thức phong kiến hay nhà nho, nhà văn tự đặt thêm cho mình bên cạnh tên vốn có, thường là từ có ý nghĩa đẹp đẽ, thể hiện lý tưởng, đức tính, ý muốn, sở thích, hoài bão hoặc tâm sự của bản thân. Ngoài ra, Tên hiệu còn dùng để ghi dấu nơi chốn một người được giáo dục về mặt tri thức và đạo đức, hay là nơi dùng để sáng tác hay biên soạn các tác phẩm văn chương, học thuật.

Thụy hiệu còn gọi là Thụy danh theo ngôn ngữ Việt Nam, là một dạng tên hiệu sau khi qua đời trong văn hóa Đông Á đồng văn gồm Trung QuốcViệt NamNhật Bản và Triều Tiên. Người được đặt thường là quân chủ của một triều đại, một quốc gia, nhưng cũng có một số người khác có công trạng hoặc như trong Phật giáo