common.loading

Lai lịch chữ “Diệu” trong họ Nguyễn Khoa

Tên của con cháu phái nữ họ Nguyễn Khoa thường có chữ lót là Diệu, nhưng không mấy ai để ý chữ lót ấy xuất xứ từ đâu, có từ bao giờ, ai là tác giả. “Diệu” là một danh từ được dùng nhiều trong Phật giáo. Diệu có nghĩa là cao siêu, tinh tấn, đẹp đẽ, thanh thao, nhiệm màu. Diệu phản nghĩa với thô tục. Thoát ngoài phiền não gọi là Diệu. Có rất nhiều vị Phật, vị ...

Viên Giác Đại Sư Nguyễn Khoa Luận và Chùa Ba La Mật

GIA PHẢ HỌ NGUYỄN KHOA (bản dịch chữ Hán của cụ Nguyễn Khoa Vy) và một số tài liệu, sách vở khác đã có ghi chép trân trọng tiểu sử ngài Nguyễn Khoa Luận (đời thứ 9 họ Nguyễn Khoa), tức Viên Giác Đại sư, người khai sơn chùa Ba La Mật. Tuy nhiên, do hoàn cảnh và yêu cầu soạn thảo khác nhau mà tiểu sử ngài chưa được tường tận, hệ thống. Để đáp ứng nhu cầu tìm ...

Đời thứ 10: Tri huyện Hòa Vang Nguyễn Khoa Lượng

Cụ là ấm sanh Quốc Tử Giám, học giỏi có tiếng, thi đậu Cử nhân thứ 2 Khoa Tân Mão. (Khi xướng danh cụ không chịu bước vào ngay, vì lòng mấy thích được đậu thủ Khoa.) Cụ là người hào hiệp, quen biết nhiều danh sĩ ở trong vùng; đi đâu họ cũng phục học lực của cụ. Cụ lại hay thương học trò khó. Cụ có tiên phong đạo cốt, thường thích hương hoa, ưa bận sắc phục, ...

Đời thứ 7: Triệu thành hầu Nguyễn Khoa Kiên - Khai quốc công thần

Ngài là con trưởng cụ Tham chánh Hiến Chương Hầu, vào quan lộ từ hồi 17 tuổi, đời vua Nguyễn Phước Thuần, tức Hiếu Định Hoàng Đế. Tướng mạo ngài hùng vĩ, sức mạnh hơn người, thường dùng ít quân mà thắng địch đông quân hơn. Ngài lập được nhiều quả công binh nghiệp, trong khoảng 5 6 năm lên đến chức Chưởng Cơ (ngang hang Đại Tướng ngày nay). Ngài có tài dùng khiên mà đỡ hết tên đạn; ...

Đời thứ 6: Tham chánh hiến chương hầu Nguyễn Khoa Thuyên - Khai quốc công thần

Ngài ra làm quan từ năm 1744 đời vua Nguyễn Phước Hượt (Hiếu võ Hoàng Đế) đến đời vua Nguyễn Phước Thuần (Hiếu định Hoàng Đế). Năm 1774, quân Tây Sơn Nguyễn Nhạc nổi dậy cướp bóc các tỉnh đàng trong. Ngài cùng Tống Phước Hiệp đem binh cả năm dinh ở Gia Định, đóng đồn lớn ở Vân Phong, huyện Phù Cát mà phòng thủ. Đến tháng chạp năm Ất ty (1775), quân nhà Trịnh ở Bắc Việt vào ...